VTEM BannersVTEM BannersVTEM Banners
Home Sản phẩm Trồng rừng
Tiếng Việt (Vietnamese)English (United Kingdom)
Bí quyết phát triển gỗ rừng mang lại hiệu quả cao

Phát triển rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất… góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu.

Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ đã được khẳng định qua mô hình “Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn” (keo lai và keo tai tượng) do Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2016.

Chuyển hóa rừng - chuyển hóa nhận thức

Dự án “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn (keo lai, keo tai tượng) và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn” thuộc dự án Khuyến nông Trung ương do Vụ Phát triển rừng chủ trì được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 tại các địa phương Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đăk Nông với quy mô chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 350ha (trong đó 140ha keo lai, 210ha keo tai tượng).

Theo báo cáo tổng kết dự án của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích xây dựng mô hình là 370/350ha (đạt 105,7% kế hoạch), tại 28 xã, thuộc 24 huyện, 155 hộ tham gia xây dựng mô hình.

Th.S Nhữ Văn Kỳ, Chủ nhiệm dự án cho biết, mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn được chọn đúng đối tượng về loài cây, điều kiện lập địa, tuổi cây, nguồn gốc giống và tình hình sinh trưởng của rừng trước khi tác động chuyển hóa. Các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng thực hiện đúng theo quy trình được phê duyệt; các chỉ số sinh trưởng về đường kính, chiều cao, trữ lượng, năng suất bình quân/năm của mô hình đều vượt trội so với rừng trước khi chuyển hóa và rừng trồng không chuyển hóa cùng lập địa trong khu vực. Đường kính bình quân cao hơn 38%, trữ lượng bình quân cao hơn 10%, năng suất cao hơn 32,1% so với rừng không chuyển hóa.

Không chỉ tăng năng suất, mô hình trồng rừng gỗ lớn và chuyển rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn còn mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ.

Theo đánh giá của Th.S Nhữ Văn Kỳ, so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần tuỳ theo tuổi khai thác và đường kính cây. Chỉ tính riêng đối với loại cây trồng phổ biến là cây keo, đến năm thứ 6 vẫn còn là rừng trồng gỗ nhỏ nên chỉ có thể bán làm dăm gỗ, gỗ mỏ, giá trị đạt khoảng 80 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân từ 12 - 15 triệu đồng/ha/năm.

Thế nhưng, khi trở thành rừng trồng gỗ lớn, tức là cây sau 10 - 14 năm trồng mới tiến hành khai thác, sản lượng đạt từ 200 - 240m3/ha và hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 18cm, chiếm 50% trữ lượng khoảng 100 - 120m3/ha. Lúc đó, rừng sẽ được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá trị từ 1,8 - 2 triệu đồng/m3, tức là khoảng 250 - 300 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân từ 22 - 25 triệu/ ha/năm, cao gấp hơn 1,5 lần giá trị rừng gỗ nhỏ và cao hơn giá trị kinh tế đối với rừng trồng gỗ lớn khác như thông, quế, sa mộc, lim xanh...

Ông Kỳ chia sẻ, ban đầu triển khai dự án trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn, người dân không khỏi nghi ngờ về tính khả thi của dự án, bởi lâu nay phương thức trồng rừng gỗ nhỏ đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân. Nhờ tích cực tuyên truyền vận động, cùng với sự hỗ trợ ban đầu của dự án về cây giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, canh tác thông qua các buổi tập huấn, người dân đã dần hiểu và thấy được lợi ích của việc thâm canh rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn.

Ông Trần Văn Hoành ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa phấn khởi cho biết: "Ban đầu tôi và nhiều hộ dân cũng khá nghi ngại để đăng ký tham gia mô hình, bởi vì chu kỳ trồng rừng gỗ lớn kéo dài từ 12 - 14 năm, gấp 2 lần so với chu kỳ trồng rừng thông thường. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa nhiệt tình hướng dẫn, giải thích về hiệu quả của rừng trồng gỗ lớn và nhận những hỗ trợ thiết thực như phân bón NPK 360kg/ha để bón chăm sóc cho cây, nên gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi 5,1/8,6ha rừng sang trồng rừng gỗ lớn. Tuy rừng chưa đến chu kỳ thu hoạch, nhưng sau 2 năm chuyển hóa, mô hình đã cho thấy sự khác biệt và mang lại hiệu quả. Khi khai thác tỉa, gia đình đã tỉa thưa khoảng 3.000 cây, sản lượng 125m3, bán được 125 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí khai thác và chăm sóc rừng còn lại 20 triệu đồng/ha".

Ông Lê Mơ ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh cho biết, gia đình ông nhận 100ha rừng, trong đó có 10ha rừng đang giai đoạn khép tán, chuẩn bị khai thác. Sau khi nghe cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh tuyên truyền về lợi ích và giá trị kinh tế của rừng gỗ lớn, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi 5ha sang rừng kinh doanh gỗ lớn. Ông tiến hành chặt tỉa thưa những cây gỗ nhỏ, còi cọc, sâu bệnh, sinh trưởng kém để lại khoảng 600 - 700 cây để lấy gỗ lớn, sau đó trồng bổ sung cây ba kích dưới tán rừng.

Hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững

Dự án “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ cung cấp gỗ lớn giai đoạn 2014 - 2016” đã đạt được những mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về hiệu quả phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn. Đặc biệt đối với các địa phương tham gia xây dựng mô hình, người dân được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ lớn, tạo điều kiện và thúc đẩy việc phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn trên phạm vị toàn quốc.

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tính đến hết năm 2016, cả nước đã trồng thâm canh được 140.713ha rừng cung cấp gỗ lớn. Một số địa phương có diện tích trồng lớn như: Thanh Hóa 16.600ha, Quảng Trị 3.833ha, Bắc Giang 3.428ha; Chuyển hóa rừng được 26.408ha, tiêu biểu như Quảng Trị 11.452ha, Thanh Hóa 400ha, Thừa Thiên - Huế 429ha...

Theo Th.S Nhữ Văn kỳ, điều kiện và khả năng nhân rộng mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn trong thời gian tới là rất khả thi, trên cơ sở phát huy tiềm năng về diện tích trồng rừng sản xuất hàng năm rất lớn (từ 190.000 - 200.000ha/năm), trong đó diện tích trồng lại sau khai thác (khoảng 130.000ha/năm) là đối tượng rất thích hợp để chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng, đồng thời Việt Nam đã kết thúc cơ bản đàm phán hiệp định VPA/FLEGT với EU. Gỗ, đồ mộc, đồ gia dụng của Việt Nam đã vào được thị trường khó tính này là điều kiện để nâng giá gỗ lên cao trong thời gian tới.

Để nhân rộng mô hình công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế về trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng cần được tăng cường kết hợp thực hiện chủ trương xã hội hóa các nguồn lực và sự hỗ trợ của nhà nước cùng các chính sách hỗ trợ đi kèm như bảo hiểm rừng trồng, hỗ trợ tín dụng… để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn.

Với những kết quả khả quan mang lại từ dự án, việc nhân rộng triển khai mô hình tại các địa phương có lợi thế về phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn sẽ góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc vùng vùng cao.

Phát triển rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn, rửa trôi đất… góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và chống biến đổi khí hậu.

Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ đã được khẳng định qua mô hình “Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn” (keo lai và keo tai tượng) do Vụ Phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2016. 

Chuyển hóa rừng - chuyển hóa nhận thức

Dự án “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn (keo lai, keo tai tượng) và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn” thuộc dự án Khuyến nông Trung ương do Vụ Phát triển rừng chủ trì được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 tại các địa phương Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đăk Nông với quy mô chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 350ha (trong đó 140ha keo lai, 210ha keo tai tượng).

Theo báo cáo tổng kết dự án của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích xây dựng mô hình là 370/350ha (đạt 105,7% kế hoạch), tại 28 xã, thuộc 24 huyện, 155 hộ tham gia xây dựng mô hình.

Th.S Nhữ Văn Kỳ, Chủ nhiệm dự án cho biết, mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn được chọn đúng đối tượng về loài cây, điều kiện lập địa, tuổi cây, nguồn gốc giống và tình hình sinh trưởng của rừng trước khi tác động chuyển hóa. Các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng thực hiện đúng theo quy trình được phê duyệt; các chỉ số sinh trưởng về đường kính, chiều cao, trữ lượng, năng suất bình quân/năm của mô hình đều vượt trội so với rừng trước khi chuyển hóa và rừng trồng không chuyển hóa cùng lập địa trong khu vực. Đường kính bình quân cao hơn 38%, trữ lượng bình quân cao hơn 10%, năng suất cao hơn 32,1% so với rừng không chuyển hóa.

Không chỉ tăng năng suất, mô hình trồng rừng gỗ lớn và chuyển rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn còn mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ.

Theo đánh giá của Th.S Nhữ Văn Kỳ, so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần tuỳ theo tuổi khai thác và đường kính cây. Chỉ tính riêng đối với loại cây trồng phổ biến là cây keo, đến năm thứ 6 vẫn còn là rừng trồng gỗ nhỏ nên chỉ có thể bán làm dăm gỗ, gỗ mỏ, giá trị đạt khoảng 80 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân từ 12 - 15 triệu đồng/ha/năm.

Thế nhưng, khi trở thành rừng trồng gỗ lớn, tức là cây sau 10 - 14 năm trồng mới tiến hành khai thác, sản lượng đạt từ 200 - 240m3/ha và hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 18cm, chiếm 50% trữ lượng khoảng 100 - 120m3/ha. Lúc đó, rừng sẽ được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá trị từ 1,8 - 2 triệu đồng/m3, tức là khoảng 250 - 300 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân từ 22 - 25 triệu/ ha/năm, cao gấp hơn 1,5 lần giá trị rừng gỗ nhỏ và cao hơn giá trị kinh tế đối với rừng trồng gỗ lớn khác như thông, quế, sa mộc, lim xanh...

Ông Kỳ chia sẻ, ban đầu triển khai dự án trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn, người dân không khỏi nghi ngờ về tính khả thi của dự án, bởi lâu nay phương thức trồng rừng gỗ nhỏ đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân. Nhờ tích cực tuyên truyền vận động, cùng với sự hỗ trợ ban đầu của dự án về cây giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, canh tác thông qua các buổi tập huấn, người dân đã dần hiểu và thấy được lợi ích của việc thâm canh rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn.

Ông Trần Văn Hoành ở xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa phấn khởi cho biết: "Ban đầu tôi và nhiều hộ dân cũng khá nghi ngại để đăng ký tham gia mô hình, bởi vì chu kỳ trồng rừng gỗ lớn kéo dài từ 12 - 14 năm, gấp 2 lần so với chu kỳ trồng rừng thông thường. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa nhiệt tình hướng dẫn, giải thích về hiệu quả của rừng trồng gỗ lớn và nhận những hỗ trợ thiết thực như phân bón NPK 360kg/ha để bón chăm sóc cho cây, nên gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi 5,1/8,6ha rừng sang trồng rừng gỗ lớn. Tuy rừng chưa đến chu kỳ thu hoạch, nhưng sau 2 năm chuyển hóa, mô hình đã cho thấy sự khác biệt và mang lại hiệu quả. Khi khai thác tỉa, gia đình đã tỉa thưa khoảng 3.000 cây, sản lượng 125m3, bán được 125 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí khai thác và chăm sóc rừng còn lại 20 triệu đồng/ha".

Ông Lê Mơ ở xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh cho biết, gia đình ông nhận 100ha rừng, trong đó có 10ha rừng đang giai đoạn khép tán, chuẩn bị khai thác. Sau khi nghe cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh tuyên truyền về lợi ích và giá trị kinh tế của rừng gỗ lớn, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi 5ha sang rừng kinh doanh gỗ lớn. Ông tiến hành chặt tỉa thưa những cây gỗ nhỏ, còi cọc, sâu bệnh, sinh trưởng kém để lại khoảng 600 - 700 cây để lấy gỗ lớn, sau đó trồng bổ sung cây ba kích dưới tán rừng.

Hướng phát triển lâm nghiệp bền vững

Dự án “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ cung cấp gỗ lớn giai đoạn 2014 - 2016” đã đạt được những mục tiêu đề ra, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về hiệu quả phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn. Đặc biệt đối với các địa phương tham gia xây dựng mô hình, người dân được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về trồng rừng thâm canh và chuyển hóa rừng trồng cung cấp gỗ lớn, tạo điều kiện và thúc đẩy việc phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn trên phạm vị toàn quốc.

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tính đến hết năm 2016, cả nước đã trồng thâm canh được 140.713ha rừng cung cấp gỗ lớn. Một số địa phương có diện tích trồng lớn như: Thanh Hóa 16.600ha, Quảng Trị 3.833ha, Bắc Giang 3.428ha; Chuyển hóa rừng được 26.408ha, tiêu biểu như Quảng Trị 11.452ha, Thanh Hóa 400ha, Thừa Thiên - Huế 429ha...

Theo Th.S Nhữ Văn kỳ, điều kiện và khả năng nhân rộng mô hình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn trong thời gian tới là rất khả thi, trên cơ sở phát huy tiềm năng về diện tích trồng rừng sản xuất hàng năm rất lớn (từ 190.000 - 200.000ha/năm), trong đó diện tích trồng lại sau khai thác (khoảng 130.000ha/năm) là đối tượng rất thích hợp để chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng, đồng thời Việt Nam đã kết thúc cơ bản đàm phán hiệp định VPA/FLEGT với EU. Gỗ, đồ mộc, đồ gia dụng của Việt Nam đã vào được thị trường khó tính này là điều kiện để nâng giá gỗ lên cao trong thời gian tới.

Để nhân rộng mô hình công tác tuyên truyền về hiệu quả kinh tế về trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng cần được tăng cường kết hợp thực hiện chủ trương xã hội hóa các nguồn lực và sự hỗ trợ của nhà nước cùng các chính sách hỗ trợ đi kèm như bảo hiểm rừng trồng, hỗ trợ tín dụng… để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn.

Với những kết quả khả quan mang lại từ dự án, việc nhân rộng triển khai mô hình tại các địa phương có lợi thế về phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn sẽ góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc vùng vùng cao.

 
Một số mô hình sản xuất rừng gỗ lớn hiệu quả cao

Bắc Giang: Một số mô hình sản xuất rừng gỗ lớn hiệu quả cao

Trong những năm qua, trồng rừng sản xuất ở các huyện trong tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh, bình quân mỗi năm toàn tỉnh trồng từ 6000 - 7000 ha rừng tập trung. Tuy nhiên, diện tích trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn hằng năm đạt thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế của các hộ gia đình còn khó khăn nhất là về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, diện tích đất lâm nghiệp được giao bình quân mỗi hộ chỉ từ 1 - 2 ha trong khi chu kỳ sản xuất kinh doanh gỗ rừng trồng rất dài, nếu kinh doanh gỗ nhỏ phải từ 6 - 8 năm; còn nếu kinh doanh gỗ lớn phải trên 10 năm, thậm chí trồng cây bản địa như Lim, Lát... phải từ 30 - 40 năm mới có thể khai thác được.

Để có thực tế và làm cơ sở tuyên truyền nâng cao nhận thức và nhân rộng mô hình trồng rừng sản xuất gỗ lớn cho người làm rừng - theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang, từ năm 2013 đến nay, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn. Sau 3 năm thực hiện, đến nay đã trồng 120 ha. Trong đó, tại huyện Yên Thế đã trồng 10,0 ha; huyện Lục Nam trồng: 16,44 ha; huyện Sơn Động: 45,56 ha; huyện Lục Ngạn: 48,0 ha. Đối với mô hình trồng rừng gỗ lớn, loài cây được trồng là keo tai tượng, thời gian từ khi trồng đến khi khai thác phải từ 12 - 14 năm. Qua 3 năm thực hiện so sánh đối chứng cho thấy, mô hình rừng trồng thâm canh năm thứ 3, tỷ lệ cây sống trên 86% với rừng trồng ngoài mô hình có tỷ lệ sống 82%; sinh trưởng về chiều cao của cây trồng trong mô hình có đường kính gốc bình quân đạt 6,6 cm, cây trồng ngoài mô hình 5,4 cm, tăng trưởng vượt trội hơn về đường kính là 22%; chiều cao vút ngọn bình quân cây trồng mô hình 5,6 m, cây trồng ngoài mô hình 5,4 m, vượt trội hơn về chiều cao là 4%. Như vậy, sinh trưởng của mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn, bước đầu có sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao và đường kính so với rừng trồng rừng ngoài mô hình ở trong cùng điều kiện lập địa tương tự nhau. Tuy nhiên, do cây trồng mới ở những năm đầu, sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng chưa có khác biệt là mấy. Vì vậy, để có thể đánh giá sự khác biệt vượt trội về sinh trưởng thì cần phải có thời gian theo dõi (5 - 7 năm) thì việc đánh giá mức sẽ rõ rệt và thuyết phục hơn.

Về mô hình chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, kết quả đã thực hiện được 55,0 ha trên địa bàn 04 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế, với 38 hộ gia đình tham gia. Trong đó: Năm 2014 chuyển hóa 20 ha tại các xã Đồng Tiến huyện Yên Thế: 10 ha; xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn 10 ha; Năm 2015 chuyển hóa 35,0 ha tại địa bàn xã Đông Hưng huyện Lục Nam và xã An Lạc huyện Sơn Động 10,0 ha. Biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn là tỉa thưa 2 lần để điều chỉnh mật độ, từ 1.600 cây/ha xuống còn 600 cây/ha: Lần 1 khi rừng trồng được 5 - 6 tuổi, thì tiến hành tỉa thưa để mật độ cây trồng xuống còn 900 cây/ha; tỉa thưa lần 2 khi rừng trồng được 8 - 10 năm tuổi, mật độ xuống còn 600 cây/ha. Ngoài tỉa thưa điều chỉnh mật độ còn tiến hành các biện pháp tỉa cành, chăm sóc, bón phân.

Kết quả theo dõi mô hình chuyển hóa rừng keo tai tượng trồng năm 2010 (rừng tuổi 5): Thời điểm chuyển hóa 11/2014; thời gian đo đếm 5/2016 (sau 17 tháng) cho thấy: Tăng trưởng đường kính bình quân ngang ngực trước thời điểm chuyển hóa (tháng 11/2014) là 8,7 cm. Sau khi chuyển hóa (tháng 5/2016) đạt 13,5 cm (tăng thêm 4,8 cm), với lô rừng trồng không chuyển hóa, đường kính bình quân chỉ tăng thêm 2,9 cm. Như vậy tăng trưởng về đường kính so với rừng trồng không thực hiện chuyển hóa là 65%. Chiều cao bình quân trước thời điểm chuyển hóa (tháng 11/2014) là 8,2 m. Sau khi chuyển hóa (tháng 5/2016) chiều cao bình quân đạt 9,8 m (tăng thêm 1,6 m), với lô rừng trồng không thực hiện chuyển hóa, chiều cao tăng thêm 1,2 m. Như vậy tăng trưởng hơn về chiều cao so với rừng trồng không thực hiện chuyển hóa là 33%. Trữ lượng bình quân rừng trồng chuyển hóa khi rừng được 6 năm là 135,36 m3/ha, còn đối với rừng trồng không thực hiện chuyển hóa thì trữ lượng bình quân chỉ đạt 117,8 m3/ha (6 năm). Như vậy sau hơn một năm do có sự điều chỉnh về mật cây trồng từ 1.600 cây/ha xuống còn 900 cây/ha, đã tạo không gian dinh dưỡng cho cây, đồng thời có sự chăm sóc, bón phân cho cây nên sinh trưởng của cây rừng có sự khác biệt cả về chiều cao, đường kính. Nếu tính lượng tăng trưởng thực tế bình quân hàng năm, khi rừng trồng được 14 năm trữ lượng ước tính khoảng 300 m3 gỗ/ha, nếu tính theo giá gỗ lớn như hiện nay, thì 1 ha rừng có giá trị khoảng 450 - 500 triệu đồng. Mặc dù việc trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn phải kéo dài thời gian chăm sóc thêm khoảng từ 5 - 7 năm nhưng giá trị kinh tế mang lại cho người dân gấp nhiều lần so với trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ.

Theo Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt ngày 31/12/2015, toàn tỉnh có tổng diện tích 153.739 ha đất lâm nghiệp. Trong đó, rừng đặc dụng 13.303 ha (8,6%); rừng phòng hộ 20.708 ha (13,5%); rừng sản xuất 119.728 ha (77,9%). Năm 2014 UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020. Trong đó, định hướng phát triển lâm nghiệp từ nay đến năm 2020 là: Thực hiện làm giàu rừng tự nhiên khoảng 1000 ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt kém chất lượng sang trồng rừng sản xuất 2.300 ha; Trồng 29.000 ha rừng tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, giống mới vào trồng rừng nhằm nâng cao năng xuất rừng trồng bình quân lên 20 m3/ha/năm; đến năm 2020 diện tích kinh doanh gỗ lớn khoảng 7.200 chiếm 10% trồng diện tích rừng trồng sản xuất.

Nhằm khai thác hiệu quả đất đai, nguồn lao động, thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, người dân giàu lên từ rừng thì cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ lớn; tập trung tuyên truyền, có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thì đây sẽ là hướng đi mang tính đột phá, tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ cho kinh tế rừng của tỉnh phát triển.

 
Vườn ươm giống - Trồng rừng

Trong quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty PISICO, lãnh đạo Tổng Công ty qua các thời kỳ luôn quan tâm tập trung quy hoạch và trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu để phục vụ cho sự phát triển bền vững của đơn vị trong tương lai. Ngay từ những năm mới phát triển, PISICO đã tiến hành trồng rừng kinh tế bằng nguồn vốn tích lũy qua các năm được UBND Tỉnh Bình Định cho phép để lại doanh nghiệp và một phần vay ngân hàng do Ban quản lý trồng rừng của Tổng Công ty thực hiện (là đơn vị tiền thân của Công ty Lâm nghiệp Hà Thanh trực thuộc Tổng Công ty hiện nay) tại tỉnh Bình Định và các tỉnh lân cận như Gia Lai, Kon Tum,...

 Song song với công tác đầu tư trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu lâu dài, Tổng Công ty PISICO tăng cường khuyến khích các hộ dân trồng rừng phát triển kinh tế lâm nghiệp, không những đã tạo công việc làm, tăng nguồn thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động trên địa bàn Tỉnh mà còn tích cực hưởng ứng chương trình trồng rừng của Chính phủ, góp phần cải tạo môi trường môi sinh, phủ xanh đất trồng đồi trọc, bảo vệ môi trường.

 Với phương châm “gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường bền vững” là một trong những định hướng chiến lược của Tổng Công ty PISICO, nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho hoạt động sản xuất chế biến lâm sản của PISICO và là điều kiện thuận lợi cho Tổng Công ty PISICO phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Đây chính là một trong những biện pháp quản lý và bảo vệ rừng rất hiệu quả và thiết thực. Do vậy, vùng nguyên liệu của PISICO không ngừng tăng trưởng và phát triển diện tích trên địa bàn Tỉnh và các tỉnh lân cận, mà còn vươn rộng ra một số tỉnh phía Nam của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

1/ Vườn ươm giống:

           Xây dựng từ 1996 trên cơ sở Hợp đồng nhận thầu trồng rừng cho đối tác Nhật. Hiện nay, đã đầu tư diện tích trên 4,4 ha, thực hiện tạo giống dưới hình thức mô và hom giống keo lai đạt yêu cầu chất lượng, sản lượng bình quân 4,5 triệu cây giống/năm, đảm bảo phục vụ trồng rừng Tổng công ty, cung cấp cho đối tác Nhật Bản và các đơn vị trồng rừng trong Tỉnh.

 


 

2/ Rừng khuynh diệp:

3/ Rừng keo

Một số kết quả đạt được trong công tác trồng và bảo vệ rừng của PISICO:

1/. Đã trồng và khai thác luân canh hơn 10.000 ha rừng nguyên liệu giấy.

2/. Thực hiện trồng, chăm sóc, quản lý gần 10.000 rừng nguyên liệu giấy của Công ty QPFL – Nhật Bản.

3/. Đầu tư trồng cao su và rừng nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất tại các tỉnh Nam Lào khoảng 5.000 ha.

4/. Quản lý, chăm sóc, làm giàu rừng tự nhiên khoảng 25.625 ha.

 

TỔNG CÔNG TY PISICO BÌNH ĐỊNH - CÔNG TY CỔ PHẦN

Địa chỉ: 99 Tây Sơn, phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Tel: 0256 3947099 - Fax: 0256 3947029 |  Email:  contact@pisico.vn