Từ xưa đến nay thì gỗ luôn là chất liệu được ưu ái để sử dụng làm nội thất, đồ gỗ trong gia đình, văn phòng….Nội thất gỗ không chỉ mang lại cho người dùng không gian ấm áp, mang đậm nét hiện đại mà nó còn thể hiện được sự đẳng cấp của người dùng. Những nội thất được làm bằng gỗ tự nhiên luôn có tính thẩm mỹ cao, kết cấu đồng nhất, cứng cáp chắc chắn và có thể tạo được nhiều kiểu dáng.
Gỗ tự nhiên thường có tuổi thọ cao, ít bị hư hỏng cũng như bị ăn mòn trong môi trường ẩm ướt. Nếu dùng trong môi trường khô ráo thì gỗ tự nhiên lại rất bền. Hiện nay trên thị trường thì các loại gỗ tự nhiên được dùng để chế tạo đồ nội thất thường là: xoan đào, sồi, dổi, lim, giáng hương, óc chó….Mỗi loại lại có độ bền đẹp khác nhau và tùy thuộc vào xuất xứ cũng như số năm khai thác chúng.
Dưới đây chúng tôi cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết về đặc tính, công năng cũng như những ưu nhược điểm của từng loại gỗ.
1. Gỗ xoan đào
Đây là một loại gỗ rất quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta. Đồ nội thất được làm bằng gỗ xoan đào sẽ mang lại vẻ sang trọng cho chính đồ nội thất đó.
Ưu điểm của gỗ xoan đào:
– Gỗ xoan đào có độ bền cũng như độ ổn định cao, nên nó được xếp vào hàng có thư hạng cao cấp. Nó mang đến một vẻ đẹp tự nhiên và hiện đại nhất.
– Nó có màu sắc đa dạng cùng với những vân gỗ có màu vàng nhạt tự nhiên. Do đó mà nội thất bằng xoan đào sẽ tạo cho bạn một không gian sáng sủa và đẹp mắt.
– Không những vậy, trong tất cả các loại gỗ tự nhiên thì xoan đào là loại nguyên liệu có giá thành phải chăng nhất. Nó phù hợp với túi tiền của người Việt, do đó mà được người tiêu dùng tin tưởng và được sử dụng nhiều nhất.
Nhược điểm của gỗ xoan đào:
– Tâm của gỗ có khả năng kháng sâu kém, dễ bị sâu tấn công, còn dát gỗ cũng dễ bị các loại mối mọt thông thường phá hoại và có thể thấm các chất bảo quản. Mặc dù vậy nhưng nếu được xử lý kỹ thuật tốt thì các sản phẩm làm bằng gỗ xoan đào sẽ có thể chống ẩm và chống mối mọt tốt.
Ứng dụng trong thiết kế nội thất: Với nhưng ưu điểm trên, gỗ xoan đào là sự lựa chọn số 1 khi thiết kế chế tạo các mẫu tủ bếp, tủ quần áo, sập hay giường ngủ.
2. Gỗ sổi
Đây là loại gỗ được nhập khẩu từ các nước Châu Âu. Sử dụng đồ nội thất được làm bằng gỗ sổi luông cho ta cảm giác không gian hài hòa với ánh sáng tự nhiên, rất ấm cúng. trẻ trung và hiện đại. Ta có 2 loại gỗ sổi chính là trắng và đỏ. Tuy có được chia ra làm 2 loại riêng biệt nhưng chúng lại có những ưu nhược điểm chung.
Ưu điểm :
– Nó có sự chắc chắn với đặc tính nhẹ cùng với khả năng chịu lực tốt. Thân của gỗ sồi có thể dễ dàng được uốn cong bằng hơi nước và có độ bám đinh ốc vít khá tốt.
– Gỗ sồi có bề mặt đẹp với các dát gỗ màu vàng nhạt cùng với dạng vân núi hoặc sọc thẳng.
– Gỗ sổi dễ dàng được nhuộm các màu sáng tối tùy tích.
– Trong thời tiết khí hậu nước ta thì nó chịu được độ ẩm cao, ít bị cong vênh nứt nẻ.
– Giá của nội thất được làm bằng gỗ sổi có giá khá rẻ so với những loại gỗ tự nhiên khác.
Nhược điểm:
– Do gỗ sổi có khá nhiều mắt đen, nên việc lựa chọn gỗ để gia công thường khá mất thời gian và có độ hao phí gỗ cũng vì thế mà nhiều hơn các loại gỗ khác.
– Gỗ sồi thường có độ rộng hẹp, nên sẽ mất nhiều thời gian cho việc sấy gỗ và xử lý gỗ.
– Gỗ sồi có bề mặt cùng với cấu tạo khá thô, nên việc xử lý bề mặt trước khi gia đông nội thất là khá phức tạp.
Ứng dụng của gỗ sồi với nội thất: Đây là loại gỗ được sử dụng rất phổ biến để sản xuất các sản phẩm nội thất như: tủ bếp, giường ngủ, sofa, tủ quần áo ….Chúng đều có chất lượng tốt và độ bền cao.
3. Gỗ dổi ( giổi)
Đây là loại gỗ quý thuộc nhóm 3, chúng có điều kiện sinh trưởng khá thích hợp với khí hậu nóng ẩm của nước ta.
Ưu điểm:
– Gỗ dổi có khả năng chịu được nhiệt độ cao cùng với khả năng chịu nước và có độ bền tốt.
– Chúng có vân gỗ đẹp, sắc nét, gỗ nhẹ và có tính ổn định cao
– Gỗ có khả năng chống mối mọt cao do trong gỗ có chứa tinh dầu thơm.
– Đây là loại gỗ ít bị cong vênh và bền màu trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm:
– Loại gỗ này khô chậm và dễ bị co rút, rạn nứt cũng như biến dạng khi khô.
– Nó cũng dễ bị co rút khi thời tiết thay đổi, tuy nhiên thì nó không đáng kể.
Ứng dụng: Với những ưu điểm trên thì gỗ dổi thường được dùng để làm nhà, làm tủ bếp, sàn gỗ, bàn ghế, giường ngủ và các sản phẩm mỹ nghệ khác.
TBCKVN - Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018 đạt 6,34 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ước tính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 9/2018 đạt 680 triệu USD, nâng trị giá xuất khẩu trong 9 tháng năm 2018 đạt 6,34 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ 9 tháng năm 2018 ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ tháng 8/2018 đạt 493,4 triệu USD, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 8 tháng năm 2018, trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 3,48 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, trong 8 tháng đầu năm 2018 Việt Nam còn xuất khẩu một số mặt hàng khác như: dăm gỗ; gỗ, ván và ván sàn; cửa gỗ; khung gương...
Dự báo trong nửa cuối năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tăng 13% - 15% bởi những yếu tố thuận lợi như: thị trường bất động trên toàn cầu cải thiện, theo chu kỳ hàng năm nửa cuối năm nhu cầu sửa chữa thay thế các sản phẩm nội thất tại nhiều thị trường lớn tăng.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có những tác động đến tình hình xuất khẩu ngành gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Theo Citi Research, nhóm sản phẩm đồ nội thất mà Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế 10% có quy mô khoảng 23 tỷ USD. Để tránh rủi ro, có khả năng các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng đơn hàng sang các khu vực khác trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội đối với ngành nội thất Việt Nam.
Cuối năm là dịp các gia đình sửa sang và thay mới đồ nội thất trong nhà. Với các sản phẩm nội thất bằng gỗ, làm thế nào để "cải tạo" mà không tốn tiền sắm mới? Để làm mới đồ gỗ không còn những vết bám bẩn, Pisico gợi ý bạn10 mẹo nhỏ mà rất hữu ích sau đây để áp dụng:
1. Làm sáng mới lớp vec-ni trên gỗ
Đồ gỗ khi được đánh vec-ni sẽ sáng bóng và có thêm một lớp bảo vệ làm tăng tuổi thọ sản phẩm. Nhưng sau một thời gian sử dụng, sản phẩm sẽ mất dần đi độ bóng.Để làm mới đồ gỗ bằng vec-ni bạn tiến hành như sau: Dùng một ít sữa bò tươi lau trên lớp vec-ni, để khô rồi lấy bàn chải nhúng nước lau sạch. Điểm nổi trội của việc dùng sữa là lớp vec-ni trên đồ gỗ nhà bạn sẽ cứng và bóng hơn trước. Tuy nhiên phải chú ý lau thật sạch, tránh để sữa vương lại, vì sữa thu hút côn trùng như kiến, gián…
2. Dùng bia để tẩy vết bẩn bề mặt
Một cách thông dụng khác để làm mới đồ nội thất gỗ là dùng bia. Bạn lấy một tấm vải mềm thấm bia hay dầu paraffine chà lên mặt các sản phẩm bằng gỗ để xóa đi các vết bẩn lâu ngày. Nếu dùng dầu paraffine bạn cần lưu ý là khi dầu vừa khô nên chùi lại bằng dầu thông với vải thường để bề mặt gỗ có độ sáng như mong muốn.
3. Làm mới đồ gỗ bằng thuốc tẩy
Muốn làm sạch những vết dơ bám trên mặt đồ gỗ, bạn chỉ cần pha sẵn một dung dịch theo công thức sau: 10g muối + 90g thuốc tẩy + 1 lít nước. Sau đó, quét lớp nước này lên mặt gỗ, lưu ý nên sử dụng chổi quét bằng be dừa vừa vặn với tay cầm. Đợi một lúc cho dung dịch thấm vào lớp gỗ trơn, bạn rửa lại một lượt bằng nước sạch rồi lau khô ngay.
4. Đánh bay vết trà, nước ngọt…
Trên những món đồ gỗ như bàn ghế phòng khách hay tủ bếp thường xuất hiện những vết bẩn do vô ý gây ra như: vết trà, nước ngọt, vết dầu loang,… Bạn hãy cho vài giọt dầu ăn vào sáp ong trắng, sau đó đem chưng cách thủy đến khi sáp chảy ra quyện vào dầu. Lấy hỗn hợp này chà mạnh lên vết bẩn, hiệu quả rất đáng để mong chờ.
5. Dùng sữa bò tẩy mùi sơn
Đem sữa bò đun sôi đổ vào đĩa hoặc bát, để vào trong ngăn tủ mới quét sơn, đóng kín cánh cửa tủ lại, sau khoảng 5 tiếng đồng hồ, mùi sơn sẽ không còn nữa.
6. Cách xử lý đồ gỗ màu trắng bị vàng
Đồ gỗ màu trắng khi bị ố vàng trông thật khó coi, nhưng nếu bạn dùng thuốc đánh răng bột (hoặc kem đánh răng) để lau, tình trạng này sẽ được thay đổi đáng kể. Nhưng cần chú ý, khi thao tác không nên dùng sức quá mạnh, nếu không sẽ làm hỏng lớp bóng của sơn bên ngoài đồ dùng, khiến cho kết quả hoàn toàn ngược lại.
7. Loại bỏ các vết cháy trên bề mặt sơn đồ gỗ
Đầu thuốc lá, tàn thuốc lá hay que diêm chưa tắt hẳn không may bị rơi lên bàn làm việc , có khi để lại vết cháy. Nếu chỉ là cháy trên mặt sơn, bạn có thể quấn một lớp vải sợi mịn cứng vào đầu que tăm, lau nhẹ tay vào vết cháy, sau đó bôi lên lớp cháy một lớp nến mỏng, vết cháy sẽ bị xoá đi.
8. Xoá các vết xước trên bề mặt sơn đồ gỗ
Nếu đồ gỗ trong nhà bị xước (nhưng chưa ảnh hưởng đến lớp gỗ bên trong), bạn có thể dùng nến màu cùng với mặt sơn của đồ gỗ bôi lên bề mặt đồ gỗ lấp đi màu gỗ bên dưới, sau đó dùng sơn móng tay không màu quét lên một lớp là được.
9. Tẩy vết cáu nước trên đồ gỗ
Nước đọng trên bề mặt đồ gỗ, nếu không lau khô ngay sẽ để lại vết nước. Đối với vết in nước này có thể dùng vải ướt che lên trên, sau đó dùng bàn là, là cẩn thận vài lần lên khăn ướt, vết cáu nước gặp nóng sẽ bốc hơi lên và mất đi.
10. Cách xử lý đồ gỗ bị nứt
Đồ gỗ không may bị nứt, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Các lưu ý quan trọng:
Không nên đặt đồ gỗ trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Thông thường một sản phẩm gỗ công nghiệp trước khi tung ra thị trường để đưa đến tận tay người tiêu dùng ngoài việc được chau chuốt về mẫu mã còn được trang trí bằng các loạn sơn với mục đích để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ, duy trì tuổi thọ cho các sản phẩm gỗ công nghiệp. Vậy các sản phẩm sơn chuyên dùng cho gỗ hiện nay là những sản phẩm nào cũng như ưu điểm và nhược điểm ra sao bạn có biết? Nếu bạn chưa thực sự thấu đáo về điều này thì hãy tham khảo những thông tin hữu ích được Thegioison.vn chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của sơn gỗ công nghiệp
Đời sống đi lên, nhu cầu tô điểm cho không gian sống xung quanh của con người cũng theo đó mà tăng lên với chiều tỷ lệ thuận. Để đáp ưng nhu cầu của con người nhiều hãng sản xuất sơn cũng tung ra thị trường nhiều loại sơn gỗ công nghiệp với tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi thì các loại sơn gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay là các dòng sản phẩm sơn PU,2K và NC . Mỗi sản phẩm có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, tùy theo yêu cầu, tính chất của bề mặt gỗ cần sơn mà có thể lựa chọn từng dòng sản phẩm phù hợp nhất.
Đánh giá về các loại sơn gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Sơn PU
Sơn PU (Polyurethane) là loại sơn hai thành phần sản xuất dựa trên các loại thành phần phụ gia đặc biệt tạo nên.
Sơn PU có độ cứng cao bám dính tốt trên bề mặt vật liệu, độ bền uốn tốt, màu sắc bền đẹp trong thời gian dài, chịu được thời tiết ngoài trời và tia cực tím, không phai màu, không ố vàng, màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao, dễ sử dụng. Sơn PU là loại sơn dùng để bảo vệ và trang trí cho bề mặt gỗ và các bề mặt tương tự khác như: ván ép, bề mặt tre, nứa, mây và có thể sơn cho bề mặt kim loại.
Sơn PU thích hợp trên các trên các công trình trong nhà và ngoài trời với độ bám dính bề mặt rất tốt, sơn có độ cứng cao, có khả năng chịu được va đập mạnh tuy nhiên sơn không kháng được dung môi và không chịu được tải trọng cao, không có khẳ năng chống trầy.
Sơn gỗ công nghiệp – sơn 2K
Sơn 2K là một trong những sản phẩm sơn gỗ cao cấp được rất nhiều người ưa chuộng và chọn sử dụng. Hệ sông công nghệ cao cấp này được nghiên cứu và tạo ra dựa trên sự kết hợp giữa các thành phần sơn và dung môi.
Sơn 2k sở hữu cho mình nhiều ưu điểm vượt trội như: dòng sơn này có độ bóng cao, chịu được va đập, khả năng chống trầy xước hiệu quả, thời gian sơn khô trên bề mặt khá nhanh từ đó giúp bạn tiết kiệm được thời gian thi công đáng kể.
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa chia sẻ ở bài viết trên các bạn sẽ có cho mình sự chọn lựa sản phẩm sơn tốt nhất cho không gian nội, ngoại thất có trong gia đình mình.
Sơn 2k thích hợp trên nhiều bề mặt như: Các thiết bị công nghiệp ôtô, xe máy, các bề mặt nhựa Plastic, đồ gỗ,bê tông trong nhà và ngoài trời.
Sơn 2K có độ bền màu rất cao, có khả năng kháng một số loại hóa chất với nồng độ thích hợp , bề mặt sau khi sơn không bị hiện tượng vàng ố ngay cả trong điều kiện ngoài trời. Tuy nhiên, sơn 2K có thời gian khô lâu hơn so với dòng sơn NC cho gỗ.
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần là dòng sơn chuyên dùng cho các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất.
Sơn gỗ công nghiệp NC 1 thành phần có một số ưu điểm nổi trội như: sơn có chất lượng cao, tiện dùng, thích hợp cho việc trang trí, bề mặt sau khi sơn bóng sáng, sơn có độ bám dính tốt trên bề mặt gỗ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ không bị bong tróc, rạn nứt.
Sơn NC có độ bền tốt, dễ sử dụng tuy nhiên đây là sản phẩm sơn có độ cứng không cao, chỉ thích hợp cho gỗ nội thất vì khi tiếp xúc với ánh năng mặt trời có thể xảy ra hiện tượng ố vàng, và một nhược điểm nữa là không chịu được ngoại lực mạnh.
Ngày 8.8, tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”.
Tại Hội nghị hôm nay, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận tiềm năng và xu hướng thị trường gỗ trên thế giới, cơ hội và giải pháp cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành gỗ Việt.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng bàn giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nguyên liệu bền vững cho ngành chế biến gỗ, liên kết theo chuỗi để phát triển nguồn nguyên liệu gỗ bền vững đáp ứng quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp của quốc tế.
Hội nghị này nằm trong chuỗi hội nghị chuyên đề được tổ chức trong thời gian để thúc đẩy phát triển nhiều lĩnh vực cũng như tháo gỡ vướng mắc, giải quyết một số vấn đề nổi lên.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đang dần khẳng định vị thế là ngành kinh tế xã hội quan trọng của đất nước, trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới.
Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu gỗ và lâm sản đã đạt 8,032 tỷ USD vào năm 2017, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020. Bên cạnh việc đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của cả nước thì ngành chế biến lâm sản hiện nay với khoảng 4.500 doanh nghiệp, trong đó khu vực tư nhân chiếm 95% đã tạo ra khoảng 500.000 việc làm trong các cơ sở chế biến và cho hàng triệu lao động trồng ở khu vực nông thôn miền núi, góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế bền vững.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, nếu như năm 2008 cả nước có khoảng 2.500 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản thì đến nay đã có khoảng 4.500 doanh nghiệp, trong đó có 3.900 doanh nghiệp trong nước, 600 doanh nghiệp FDI.
Trong vòng 10 năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tăng hơn 2,7 lần, từ 2,3 tỷ USD năm 2007 lên hơn 8 tỷ USD vào năm 2017, đưa chế biến gỗ và lâm sản trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm ngành hàng nông lâm thủy sản, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới, đứng thứ 2 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành vẫn còn những tồn tại, thách thức như: Chất lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước còn thấp, các quốc gia cung cấp nguyên liệu cho Việt Nam đã và đang có chính sách quản lý chặt chẽ; chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn cao làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao, dẫn đến việc nhiều nước ban hành các quy định về truy xuất nguồn gốc gỗ đảm bảo 100% hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững; chưa có chính sách tổng thể, đồng bộ để tạo sức bật cho toàn ngành, do đó ngành chế biến, xuất khẩu gỗ vẫn mang tính tự phát …
Từ thực tiễn phát triển của ngành, Bộ NNPTNT cũng đặt ra mục tiêu cụ thể cho việc phát triển chế biến gỗ và lâm sản trong những năm tới như sau: Phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tiến tới thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu; nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện lên khoảng 10% vào năm 2025.
TỔNG CÔNG TY PISICO BÌNH ĐỊNH - CÔNG TY CỔ PHẦN
Địa chỉ: 99 Tây Sơn, phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Tel: 0256 3947099 - Fax: 0256 3947029 | Email: contact@pisico.vn